Skip to main content

Notes on Real Estate investments and economy, moral related issues

K on money.

Plan, study and trial land, estate investment. 

Law study or ask, buys service.

Capital flow, banking, relative funding.

Legislation: Địa chính + CA + Công chứng...


Private knowledge seem greedy ? (or not share until some degree).

https://www.realtymogul.com/knowledge-center/article/20-famous-real-estate-investing-quotes

TK đồ đá, đồng, sắt => đồ đểu.



#1 Agriculture land (Nha Trang)

https://luatduonggia.vn/dieu-kien-dien-tich-tach-thua-toi-thieu-tai-khanh-hoa-moi-nhat/


tổng hợp tt quy hoạch từ các app + web data.

Mua nếu cần, sau đó capture.
Data need update => figure best way to do.

Real land manager is King, so make connection.

https://quyhoach.hanoi.vn/

damn expensive (basic 500k/mo) :(


Định giá

Một cách để testing / probe / valuation giá trị BĐS => biết đắt / rẻ và k/n NH cho vay đc bn.

https://agent.rever.vn/blog/dinh-gia-bat-dong-san

Logic loop, complicated (not simple step-by-steps ?).
Corner, turn (we can not see road ahead at the corner / turn, eventually at slopper turn we can not see ahead event with straight road (level diff)).



https://www.twinkl.com.vn/teaching-wiki/polygon

https://www.otofun.net/threads/ha-noi-dau-tu-dat-o-dau.1752370/page-11


http://tgm-global.com/people/


https://atpland.vn/ve-atp-land/


https://batdongsanparadise.vn/bang-tra-ky-hieu-cac-loai-dat-trong-so-do-quy-hoach-dat-post9222.html


-------------------------- Alan Fan ------------------------------

https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/goc-nhin-alan-phan-ve-bien-lon.html

Mỹ là quốc gia có nhiều luật sư nhất trên tỷ lệ đầu người (1 trong số 200 người lớn là luật sư) cho thấy sự phức tạp của luật lệ và tính "hở ra là kiện" của người Mỹ.


Ở Trung Quốc và các quốc gia đang mở mang khác, rắc rối về pháp lý mang hình thức tinh vi hơn. Ở những nơi này, luật lệ mơ hồ, các quan chức tha hồ diễn giả, và bạn sẽ chắc chắn thua kiện nếu họ muốn gây khó khăn cho công ty của bạn.

Khi còn trẻ, tôi đã ngang ngạnh chống lại một cơ quan chính phủ đầy quyền lực là Sở Chứng khoán Mỹ (SEC). Dù tôi được thỏa mãn tự ái là mình “đúng” khi thắng kiện, nhưng hậu quả là công ty Hartcourt bị mất gần 400 triệu đô la thị giá, chưa kể những phí tổn pháp lý đến hơn 5 triệu đô la và 7 năm kiện cáo. Tôi đã làm kiệt quệ công ty vì cái “tôi” quá lớn của mình. Trong khi đó, nếu tôi chịu nhận lỗi (dù vô lý) và trả tiền phạt, chỉ mất 500 ngàn đô la và giải quyết vấn đề trong 3 tháng. Một bài học vô cùng quý báu về rắc rối pháp lý.


Người Mỹ có câu “Nếu đề nghị quá tốt như mơ ước, thì đó chỉ là mơ ước” (If it’s too good to be true, then it is). 

Thực tế mới sẽ không giúp Mỹ hay châu Âu giành lại chiếc vương miện siêu cường kinh tế của mình. Các yếu kém cố hữu trong cấu trúc xã hội của họ quá lớn nên khó có thể giải quyết (sự phát triển chín muồi của nền kinh tế, nhu cầu tiêu dùng lãng phí, chi tiêu chính phủ quá cao, các chương trình phúc lợi xã hội quá nhiều…). Tuy nhiên, kết quả của cuộc chiến tranh trong tương lai cũng sẽ làm chậm lại sự phát triển của nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) là Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, đặc biệt là Trung Quốc và khiến họ phải quay lại với giải pháp hướng nội.


Trong khi đó, có một dòng tiền cực lớn được tích tụ trong thời gian thịnh vượng đã qua và đang tìm kiếm một lợi nhuận tốt. Chúng sẽ đổ vào đâu? Vàng và kim lại quý sẽ được lợi, vì truyền thống tích trữ vàng trong những thời điểm bấp bênh. Giá bất động sản quá rẻ tại các nước đã phát triển ổn định sẽ là một đầu tư hấp dẫn.


Trong khi thị trường chứng khoán và trái phiếu sẽ trì trệ, các công ty có công nghệ triển vọng hay năng lực marketing cao sẽ là những viên ngọc hiếm. Nguyên liệu và nông hải sản sẽ ổn định: lượng cầu chậm lại nhưng tăng trưởng về thu nhập và dân số thế giới sẽ tiếp tục. Các cổ phiếu của thị trường mới nổi sẽ sinh lời tốt trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài sẽ kết thúc bằng sự nổ tung của bong bóng.


Chương 15 - Thiếu can đảm, nhiều người bỏ cuộc quá sớm


Tôi khám phá ra rằng sức chịu đựng và tinh thần sáng tạo của doanh nhân khi đối diện với khó khăn và vực thẳm của phá sản trở nên sắc bén kỳ diệu hơn mọi hình dung. Vì thiếu can đảm và kiên trì, nhiều người đã bỏ cuộc sớm.


Có 5 yếu tố căn bản của sự thành công trên thương trường: 1/ động lực hay ngọn lửa bên trong; 2/ thời gian và nỗ lực; 3/ sức khỏe để chịu đựng; 4/ hành động, chấp nhận rủi ro; và 5/ kinh nghiệm và quan hệ. Còn có yếu tố may mắn mà chúng ta không định lượng được.

Doanh nhân Việt chia sẻ nhiều đặc thù với doanh nhân Trung Quốc vì những điều kiện tương tự về văn hóa, xã hội, chính trị và kinh tế. Trung Quốc mở cửa thị trường trước ta 15 năm, nên doanh nhân của họ tích tụ nhiều kinh nghiệm hơn. Tôi chỉ hơi tiếc là có rất nhiều bài học hay dở của họ mà chúng ta không nghiên cứu để tìm một lối đi riêng của mình.


Tôi đã sống và làm việc tại Trung Quốc hơn 14 năm nên tôi hiểu rõ quan niệm kinh doanh của người Trung Quốc. Vào thập niên 70, doanh nhân Trung Quốc còn nghèo và thiếu hụt đủ thứ, nên họ hồ hởi mở rộng mọi cánh cửa đón chào doanh nhân nước ngoài. Hiện nay, họ đã có vốn, chỉ thiếu công nghệ mũi nhọn và thương hiệu quốc tế, nên đây là hai lĩnh vực duy nhất họ mời chào. Không có hai món này, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ hứng chịu rất nhiều rào cản xã hội và thủ tục pháp lý, từ địa phương đến trung ương, để bảo đảm họ sẽ thua các đối thủ Trung Quốc.


Cùng đối diện với một tình thế, nhận thức của mỗi người cũng rất khác biệt, thể hiện qua câu chuyện khôi hài sau: Bà mẹ tố cáo nàng dâu với con trai: “Trong khi mày đi làm xa, con vợ mày ở nhà quá sức lăng loàn. Nó ngủ với hơn nửa đàn ông của thị trấn này”. Sau khi trầm ngâm suy nghĩ, người con trả lời: “Nghĩ cho cùng, thị trấn này cũng không lớn lắm”.

Chương 16 – Một cái nhìn khác về con người Alan Phan


* Những đầu tư lớn nhất của ông hiện nay nằm ở lĩnh vực nào?

- Quỹ Viasa của gia đình tôi và một số gia đình khác chia đều 50% vào các tài sản ngắn hạn, nhiều thanh khoản như tiền mặt, chứng khoán, trái phiếu, hợp đồng nguyên liệu. Còn 50% thì đầu tư vào các công ty vừa và nhỏ đang hoạt động tốt với tư cách cổ đông chiến lược, để giúp họ phát triển và tăng giá trị, nhất là trong lĩnh vực tài chính và thị trường quốc tế. Thời gian đầu tư khoảng 2 đến 5 năm.


* Nghe nói ông cũng đã đầu tư vào Việt Nam?

- Tôi có đầu tư hơn 1 triệu đô la Mỹ vào Vinabull, một công ty viết phần mềm và tạo dữ liệu cho những nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam. Sau 4 năm, công ty vẫn lỗ nặng. Cùng với các đầu tư nhỏ lẻ cho bạn bè, bà con từ 1991 (lần đầu khi tôi về nước), tôi đã đầu tư vào Việt Nam hơn 2 triệu đô la Mỹ. Và 2 năm qua, số tiền tôi thu lại được là 12 triệu… Việt Nam đồng (là bút phí trả cho các bài viết).

* Do đó, Việt Nam là một kinh nghiệm xấu về đầu tư?

- Thực ra, số tiền nói trên quá nhỏ để rút ra một kết luận gì. Trong thời gian đầu tư, tôi không có thì giờ để quản lý, vì bận rộn với những đầu tư quan trọng hơn ở Trung Quốc và Âu Mỹ, nên dù thất bại, tôi cũng không nghĩ đó là một kinh nghiệm xấu. Tôi vẫn còn đang nghiên cứu và phân tích về cơ hội đầu tư ở đây.


* Người ta thường nói, nếu làm không được thì đi dạy vậy?

- Với thành quả đạt được trong 20 năm đầu tư ở Việt Nam, tôi chưa bao giờ dám mở miệng “dạy” ai điều gì về nghệ thuật kiếm tiền. Thực tình, tôi khá xấu hổ khi so sánh với ông bầu Đức, cũng bắt đầu vào năm 1991 với chiếc xe ôm, bây giờ đã thành tỷ phú đô la. Cũng như ông Vượng của Vingroup, từ một sinh viên mới ra trường khoảng thời gian đó, hay ông Tuyển Tuần Châu, một công nhân của Sở Công viên thành phố, bây giờ đều là tỷ phú cả. Đây là những thiên tài về kiếm tiền, tôi cũng muốn đi học họ mà không ai chịu dạy.

* Những lời khuyên cho các bạn trẻ muốn khởi nghiệp kinh doanh?

- Với những bạn kém may mắn đang đấu tranh vất vả đề tìm sự nghiệp hay cơ hội kinh doanh, hãy tin vào con người thực và định mệnh của mình. Phải kiên trì, biết đứng dậy và tiếp tục đi tới khi vấp ngã. Không ai có thể từ chối mãi một con người có ý chí. Với những bạn nhiều may mắn, có đầy đủ vật chất và phương tiện, hãy cố gắng hơn nữa với trí tuệ sáng tạo và tinh thần thanh cao. Nghĩ đến những người kém may mắn, tập cách chia sẻ và hành xử mọi chuyện với chuẩn mực đạo đức và văn minh. Những kẻ xấu có thể đang thắng, nhưng cuối cùng, thế giới sẽ thuộc về những con người thiện tâm và hài hòa.


Chương 17 - Niêm yết sàn Mỹ - ra biển lớn trước khi có bão


Niêm yết trên sàn Mỹ, theo cảm nhận của tôi, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng. Những điều kiện để tìm vốn bằng cách phát hành cổ phiếu hay trái phiếu nghe qua thì khá dễ dàng, nhưng cho đến nay, vẫn chưa một doanh nghiệp Việt Nam nào thực hiện được mục tiêu này. Vì bốn lý do chính:


1/ Tư duy của ban quản lý. Những nguyên tắc căn bản không thể thiếu được khi lên sàn Mỹ: Minh bạch (transparency), trung thực và khai báo đầy đủ (full disclosure), kỷ cương đạo đức của công ty và cá nhân ban quản lý (corporate govermance); nhất là những mâu thuẫn lợi ích (conflitct of interest).


Không có một tư duy điều hành công ty theo đúng đòi hỏi về luật lệ và chuẩn mực của SEC (cơ quan Chứng khoán Mỹ), của cổ đông, của nhà phân tích đầu tư, của thị trường… thì sớm muộn gì, doanh nghiệp cũng thất vọng với sàn Mỹ.


2/ Chuyện niêm yết và chuyện bán cổ phiếu. Chuyện niêm yết trên sàn Mỹ thực sự khá dễ dàng, bạn chỉ cần một bản cáo bạch có luật sư chuyên về chứng khoán và một kiểm toán gia có tên trong danh sách của PCAOB ký nhận là SEC sẽ chấp nhận. Không một đòi hỏi nào khác về doanh thu, lợi nhuận, lịch sử doanh nghiệp, giấy phép đặc biệt hay những gì khác.


Tuy nhiên, không như ở Việt Nam hay Trung Quốc, chuyện bán được cổ phiếu cho các nhà đầu tư lại là một chuyện vô cùng khó khăn. Toàn thế giới có khoảng 36.000 cổ phiếu đủ loại (sàn Mỹ có hơn 12.000) để các nhà đầu tư lựa chọn. Bạn phải có một lý do khá độc đáo để thuyết phục nhà đầu tư mua cổ phiếu của công ty bạn thay vì Google hay Apple.


Ngoài ra, với những công ty vừa và nhỏ (SME), nếu thị giá của bạn không cao hơn 1 tỷ đô la, hay lớn hơn 3 đô la/cổ phiếu, phần lớn các quỹ đầu tư công chúng (mutual funds) sẽ không được phép mua, dựa trên điều lệ của quỹ.


3/ Phí tổn để được tiếp tục niêm yết. Với một công ty nhỏ, giản dị, phí tổn hàng năm cho các luật sư và nhà kiểm toán cũng phải hơn 150.000 đô la, chưa kể những chi phí về IR-PR, tư vấn tài chính, phí để lưu trữ hồ sơ đầu tư, phí đăng ký với các cơ quan chính phủ… Một công ty có chừng 10 công ty con, phải nhân lên gấp 5 lần số tiền nói trên.


4/ Vai trò của các tư vấn. Vì không thể mướn đủ nhân viên để lo cho mọi đòi hỏi của việc niêm yết và bán cổ phiếu (lương bên Mỹ rất đắt), nên bạn phải sử dụng đến nhà tư vấn độc lập. Sau đó phải nhắc nhở ban quản lý cộng tác chặt chẽ với họ để đạt hiệu quả cho mục tiêu. Ham tiết kiệm khoản chi phí này, đôi khi sẽ dẫn đến hậu quả trái ngược.


Ngoài 4 yếu tố căn bản trên, đây là những vấn đề khác phải suy nghĩ về việc niêm yết sàn Mỹ:


- Công ty tư nhân lớn nhất của Việt Nam là Ngân hàng Á Châu (ACB) có doanh thu khoảng 900 triệu đô la có thể được xếp hạng là công ty nhỏ (smallcap). Còn các công ty khác thường thuộc loại siêu nhỏ theo tiêu chuẩn Mỹ. Khi đầu tư vào các công ty nhỏ, các nhà đầu tư quốc tế thường chọn những cổ phiếu có tính đột phá mạnh và có lợi thế về công nghệ với khả năng phủ hàng khắp thị trường toàn cầu. Các ngành nghề được ưa thích là công nghệ IT, sinh hóa học (biotech), năng lượng xanh, dược phẩm, truyền thông trên mạng hay các công ty có sức sáng tạo độc đáo. Các ngành nghề không ai muốn đầu tư là xây dựng hay địa ốc, sản phẩm tiêu dùng, nhà máy sản xuất hàng thông dụng hay các dịch vụ không thể phát triển ngoài nội địa.


- Các nhà đầu tư vào các công ty SME thường có tính phiêu lưu giống như các quỹ mạo hiểm. Họ không có một chiến lược lâu dài (hơn 3 năm), và không kiên nhẫn để chờ đợi kết quả (với giá cổ phiếu). Do đó, khi chọn đây là khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh các hoạt động thiên về M&A để phát triển nhanh chóng, tạo thanh khoản và làm tăng giá cổ phiếu.


- Gần đây, các cổ phiếu SME của Trung Quốc bị khám phá là có nhiều vấn đề về khai báo và đang tạo ra một tiếng xấu tệ hại (tương tự vấn đề an toàn thực phẩm của Trung Quốc). Những bùa phép thủ thuật để lèo lái cổ phiếu cũng như đạo đức cá nhân của các nhà quản lý đang bị phơi trần hằng ngày, cùng với lời kêu gọi SEC phải “mạnh tay” hơn trong việc xử lý các vi phạm của doanh nghiệp Trung Quốc. Vì sự thiếu hiểu biết, giới tài chính Âu Mỹ thường cho Việt Nam và Trung Quốc là “cá mè một lứa”, nên ảnh hưởng xấu này có thể làm hại đến cơ hội lên sàn Mỹ của các công ty Việt Nam.

Chương 18 - Kẻ cắp gặp bà già


Trong những xứ sở đã phát triển có tình trạng tiêu xài bê bối nhất là từ chính phủ đến người dân phải kể đến Hy Lạp.


Trước khi gia nhập Liên minh châu Âu (EU), các ngân hàng quốc tế thường né tránh công nợ xứ này và không nhà đầu tư nghiêm túc nào có thể tin tưởng vào sự bền vững của đồng drachma. Chính phủ Hy Lạp luôn luôn thiếu hụt về ngân sách, và cử tri Hy Lạp luôn luôn thiên về các ứng cử viên xã hội (thích quốc doanh hóa các xí nghiệp thành công và tái phân chia tài sản tư nhân bằng thuế vụ hay bội chi cho các chương trình chính phủ).


Kết quả sau cùng là một nền kinh tế tụt hậu so với các quốc gia khác ở Âu châu và những doanh nhân hay các tài năng về mọi ngành thường có khuynh hướng rời bỏ Hy Lạp để đi lập nghiệp ở các xứ khác. Những người còn lại thì tìm đủ cách để bòn rút tiền từ chính phủ, và có một câu nói phổ thông ở đây là: “Nếu bạn đóng thuế thì chắc bạn không phải là dân Hy Lạp”.


Mọi chuyện đều thay đổi vào năm 2001, sau khi Hy Lạp gia nhập EU và bắt đầu sử dụng đồng euro như bản vị chính. Các “kẻ cắp” đánh hơi và nghĩ đây là một miếng mồi ngon. “Kẻ cắp” số một là tập đoàn Golfman Sachs và các “kẻ cắp” nhỏ hơn như Credit Lyonnais, Societe Generale BNP, Deutsche Bank, UBS... chạy theo sau bước chân đại ca không cần suy nghĩ.


Trước hết, báo cáo tài chính công của Hy Lạp không đủ tiêu chuẩn để thỏa mãn đòi hỏi pháp lý của EU, nên Goldman Sachs phải tư vấn cho họ cách thức để giấu nợ và thổi phồng số liệu nhằm mục đích vay tiền qua trái phiếu. Sau đó Goldman Sachs phân phối các trái phiếu này cho đàn em là các ngân hàng Âu Mỹ. Mọi người hạnh phúc. Chính phủ Hy Lạp có số tiền lớn để tiêu xài thoải mái, người dân và “cò dự án” hưởng bao nhiêu là lợi ích từ những chương trình tiêu xài ngắn và dài hạn, các ngân hàng Âu Mỹ thu về bao nhiêu là phí tư vấn và phí phát hành trái phiếu.


Nhưng giống như tiểu thuyết, ngày vui lúc nào cũng chóng tàn. Mọi người quên đi một chi tiết rất nhỏ nhặt: nợ đáo hạn thì phải trả. Các “kẻ cắp” quên nhắc nhở các quan chức chính phủ điều này, và đa số người dân cũng nghĩ rằng họ không liên hệ gì đến việc trả nợ khi họ bỏ phiếu chấp nhận những khoản vay. Nhưng “bà già” Hy Lạp cũng không vừa. Họ nói với kẻ cắp là họ sẽ tuyên bố phá sản và để mặc cho các “ngài ăn cắp” lo liệu.


Các ngân hàng Âu Mỹ sợ tái người. Mất đi hơn 400 tỷ đô la sẽ khiến vài ngân hàng cỡ lớn đi theo Lehman Bros ra nghĩa địa và các vị giám đốc ngân hàng sẽ mất công việc, mất nhà, mất xe, mất vợ, mất nhân tình. Họ thống nhất lại và lobby các chính phủ Âu châu phải bỏ tiền ra cứu trợ Hy Lạp. Gói tài trợ năm 2010 với 160 tỷ đô la không đi đến đâu, và gói thứ nhì 170 tỷ đô la giữ tình hình tạm yên lúc này. Tuy vậy, với số nợ lên đến 580 tỷ đô la hoặc hơn nữa (khoảng 150% GDP), và lãi suất hơn 14%, Hy Lạp sẽ chẳng bao giờ trả nổi hết nợ. Vấn đề có phá sản hay không chẳng còn là “câu hỏi” nữa, mà đề tài bây giờ là “khi nào thì phá sản”.


Ít nhất, các “kẻ cắp” trong chuyện này cũng đã đẩy cây 330 tỷ đô la cho người dân các nước Đức, Pháp... đóng thuế trả giùm Hy Lạp.


Mọt doanh nhân trẻ kể với tôi những thành công và thất bại của anh ta trong 10 năm qua, và xin ý kiến vì anh muốn tìm một định hướng mới cho sự nghiệp. Tôi khuyên anh ta nên đọc đi đọc lại binh pháp của Tôn Tử và chiến thuật của Machiavelli nếu muốn thắng trên thương trường. Nếu anh chỉ muốn làm người tử tế và văn minh, thì nên đọc sách Lão Tử và Og Mandino.


Vấn nạn lớn nhất của anh trong thời đại kim tiền và đám mây kiến thức (cloud computing) này là anh chưa định vị rõ ràng vai trò của mình trong màn kịch của thế giới. Anh sẽ thủ vai “kẻ cắp” hay “bà già”? Hay chỉ là một nạn nhân lương thiện và ngu dốt?


Bi kịch sẽ xảy ra khi người nham hiểm và mê tiền lại không biết làm kẻ cắp hay bà già.


Chương 19 - Đầu tư ngoại tệ nào?


Trong rổ ngoại tệ của thị trường ngoại hối hiện nay, có khá nhiều đồng tiền được nhà đầu tư và người dân quan tâm nắm giữ. Tùy thuộc mục đích sử dụng mà mỗi người có sự quan tâm khác nhau. Tuy nhiên, dù với mục đích nào thì việc lựa chọn, nắm giữ các đồng tiền cũng sẽ dựa trên cơ sở giá trị thực và giá trị thị trường của đồng tiền đó.


Giá trị thực của một đồng tiền được xác định bằng sức mạnh nội tại của nền kinh ề. Còn sức mạnh của nền kinh tế lại được thể hiện qua một số chỉ tiêu cơ bản, bao gồm: GDP, bảng cân đối tổng sản phẩm, thu nhập theo đầu người, tăng trưởng kinh tế, dự trữ quốc gia (ngoại hối, hàng hóa, vàng hay bạc), cá cân thanh toán, thâm hụt thương mại, nhập siêu, xuất siêu v.v...


Giá trị thị trường của một đồng tiền được xác định bằng cung và cầu, như một loại hàng hóa có thể đánh giá mức độ hấp dẫn thông qua thanh khoản giao dịch của thị trường.


Trên cơ sở xác định giá trị thực và giá thị trường của một đồng tiền, nhà đầu tư sẽ ra quyết định lựa chọn loại ngoại tệ để đầu tư. Tuy nhiên, mức độ sai số về sự chi phối, tác động ngoài dự kiến của nền kinh tế tới đồng tiền đó trong nhất thời lẫn dài hạn là điều khó tránh.


USD (đô la Mỹ) là đồng tiền chính trong dự trữ ngoại hối của Việt Nam, cũng là đồng tiền thanh toán quốc tế. Do đó, USD không chỉ quan trọng mà còn rất thanh khoản tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Trong tương lai gần, dự đoán giá trị của đồng USD vẫn sẽ chịu sự chi phối của hai yếu tố cung cầu.


Nhân dân tệ (NDT - tiền Trung Quốc) ngược với các ngoại tệ khác. NDT không do thị trường định giá mà do Chính phủ Trung Quốc “uốn nắn” theo mục đích chính trị. Không một chuyên gia tài chính nào có thể tiên đoán được chính xác sự lên xuống của NDT.


CHF (đồng franc Thụy Sĩ) là đồng tiền có giá trị thực khá cao do sự điều hành về tài chính rất thông minh của chính phủ nước này. Đồng CHF đang được thị trường đánh giá cao và cầu sẽ vượt cung vàp những năm tới.


CAD và AUD (tiền Canada và Úc) là hai đồng tiền có vị thế và xu thế khá giống nhau, vì dựa trên nền kinh tế giàu khoáng sản (và dầu mỏ ở Canada). Tuy nhiên, các nguyên liệu thô đã tăng giá khá cao trong mấy năm vừa qua, và kinh tế toàn cầu đang suy thoái, nên giá dầu và khoáng sản sẽ khó đạt mức tăng cao hơn nữa. Giá thị trường hay giá trị thực của CAD và AUD vì vậy sẽ bão hòa ở mức hiện tại, không lên quá cao, cũng không xuống quá thấp.


SGD (đô la Singapore) đã tăng trưởng cao trong những năm gần đây, nhưng đây không hẳn là một nền kinh tế dựa vào tài nguyên, tiêu thụ nội địa hay sức sản xuất hàng hóa.


Với tổng quan trên, nếu cần giữ tiền mặt, tôi sẽ chọn CHF. Tuy nhiên, lựa chọn tối ưu của tôi từ trước đến nay vẫn là vàng. Cá nhân tôi trung thành với quan điểm dẫu là thanh khoản, tiện lợi và được ưa chuộng đến đâu, mọi đồng tiền giấy đều có thể bị chi phối, làm giá và in thêm từ các tác nhân chính trị, chưa kể còn cộng thêm nhiều yếu tố khác. Tôi không bao giờ tin vào đồng tiền giấy, mà tin vào giá trị của vàng về mặt tài chính.


Chương 20 - Giải mã nền kinh tế ngầm


Trong viễn cảnh bi quan, nhiều chuyên gia níu lấy cái phao khó phản bác là “nền kinh tế ngầm” của Việt Nam rất mạnh, lượng dự trữ vàng và ngoại hối rất cao, các hoạt động này sẽ cứu nguy tình trạng vĩ mô, và chúng ta sẽ ổn thôi.


Theo ước tính, nền kinh tế ngầm của Trung Quốc và Việt Nam có thể chiếm 30 đến 45% GDP, so với khoảng 8% bên Mỹ. Lý do là tín dụng cá nhân ở đây không phổ biến như bên Mỹ, và các giao dịch tiền mặt lên đến 65% tổng số thương vụ. Giả thuyết này khá thuyết phục vì không ai rờ nắm được hiện trạng thực hư của con số dự phóng.


Các mạng truyền thông thường nêu ra khuyết điểm lớn nhất của nền kinh tế Mỹ là tín dụng cho người tiêu dùng chiếm tỷ lệ quá cao trên tổng số tín dụng của quốc gia (hơn 30% của 40 ngàn tỷ đô la). Khi tỷ lệ thất nghiệp vượt 10%, thu nhập để trả tiền nhà, tiền xe, tiền thẻ (credit cards) không đủ, tạo nên những thất thoát lớn cho ngân hàng.


Trong khi đó ở Việt Nam, phần lớn tín dụng là dành cho các doanh nghiệp, thay vì cá nhân, nên hiểm họa nợ xấu do ăn tiêu quá mức khó xảy ra. Tuy nhiên, thực tế là hơn 40% nợ vay ngân hàng là để đầu tư vào bất động sản, chứng khoán hay các hoạt động thương mại phiêu lưu khác, dù mọi người vẫn hay lách luật bằng nhưng tên gọi khác nhau.


Nền kinh tế ngầm Việt Nam có thực sự đủ mạnh để giúp mọi người vượt qua bão lớn? Tầm ảnh hưởng của nó như thế nào với hệ thống ngân hàng, với bong bóng bất động sản, với mức tiêu dùng của người dân? Nó tùy thuộc thế nào vào lượng kiều hối, vào kênh đầu tư vàng, vào sự trú ẩn an toàn của lượng tiền ngàn rỗi?


Tôi nghĩ, nền kinh tế toàn cầu sẽ lâm vào cảnh suy phát (stagflation) trong 4 đến 6 năm kể từ 2012. Khi quyết định kinh doanh hay đầu tư, doanh nhân cũng nên suy nghĩ thêm về yếu tố này.


Chương 21 - Việt Nam và Trung Quốc


Vì lịch sử và văn hóa hai nước có quá nhiều tương tác nên các doanh nhân Việt thường nhìn thị trường và cơ hội Trung Quốc không mấy khách quan.


Trung Quốc sẽ qua mặt Mỹ về GDP khoảng 10 năm nữa vì dân số hơn 1,3 tỷ người là quá lớn. Nhưng muốn qua mặt Mỹ về chất lượng cuộc sống, về sức mạnh quân sự, về văn minh văn hóa, về GDP mỗi đầu người, thì Trung Quốc còn phải đợi ít nhất là 30 năm nữa. Ảnh hưởng gì sẽ đến với các doanh nghiệp của chúng ta? Không gì cả! Việc sống chết hay thăng trầm của doanh nhân luôn nằm trong sức mạnh nội tại và những lợi thế cạnh tranh, dù có Trung Quốc hay không.


Dù thế nào, doanh nhân Trung Quốc cũng là những đối thủ cạnh tranh nặng ký trên mọi phương diện đối với chúng ta.


Một yếu tố bất lợi cho doanh nhân Việt là người Trung Quốc không ưa người Việt. Theo kết quả một khảo sát về những dân tộc mà người Trung Quốc yêu và ghét, người Nhật Bản đứng hàng đầu về sự thù ghét vì những hành động xảy ra giữa Thế chiến II khi Nhật xâm chiếm Trung Quốc. Nhưng rất ngạc nhiên là người Việt đứng hàng thứ hai sau Nhật. Không những ghét, người Trung Quốc thường cho mình là “thầy” của người Việt, vì họ cho rằng tất cả văn hóa, lịch sử của Việt Nam là sự cóp nhặt, sao bản của Trung Quốc. Thái độ ghét và trịch thượng này sẽ ảnh hưởng nhiều đến các giao dịch thương mại.


Quan trọng hơn, hàng hóa Trung Quốc rất cạnh tranh về giá cả nhờ một hệ thống sản xuất được coi là “cơ xưởng của thế giới” và một tỷ giá NDT ở mức thấp hơn giá trị thực khoảng 18%. Thêm vào lợi thế là một tổ chức ăn cắp công nghệ tinh vi và sự không tôn trọng tài sản trí tuệ như thương hiệu, bản quyền, hàng nhái, hàng giả..., cho nên, ngay cả hàng chất lượng Âu Mỹ cũng phải thua sút về khả năng cạnh tranh.


Trung Quốc không có một thị trường đồng nhất như Âu, Mỹ hay Úc, Nhật. Đông nhất là thị trường của 600 triệu người nghèo khổ tại thôn quê với thu nhập dưới 8.000 NDT mỗi đầu người một năm, nhưng tiềm năng phát triển tốt nhất là thị trường trung lưu với hơn 300 triệu dân.


Một khó khăn khăn khác là sự thỏa hiệp giữa quan chức và doanh nhân tại mỗi địa phương, và thói quen dùng quyềnlực và thủ đoạn để giành thị trường cho các doanh nhân có quan hệ. Cách đây vài năm, ngay cả bia Heineken cũng bị ngăn chặn bởi nhiều quận huyện không muốn thấy bia địa phương bị thua lỗ.


Tuy nhiên, lợi điểm của doanh nghiệp Việt Nam cũng khá nhiều. Ngoài việc nằm sát Trung Quốc, hai quốc gia chia sẻ nhiều tương đồng về phương thức kinh doanh, cơ chế chính trị, phí tổn lao động, hệ thống phân phối và thói quen cổ truyền; hai nền kinh tế có thể hỗ trợ chặt chẽ cho nhau vì Trung Quốc cần nông hải sản, khoáng chất, thị trường tiêu dùng, còn Việt Nam thì cần rất nhiều nguyên liệu và máy móc cho sản xuất công nghệ xuất khẩu.


Để có hiệu quả hơn trong việc xâm nhập bền vững vào thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý đến các thành tố sau đây:


1/ Sản phẩm: Đừng bắt chước Trung Quốc là lời nhắc nhở hằng ngày. Trừ những hàng có đặc tính siêu cấp và độc đáo, chúng ta không thể cạnh tranh với hàng Trung Quốc tại sân nhà của họ. Ngoài các nông hải sản mà Trung Quốc thiếu hụt, như cà phê, trái cây nhiệt đới, những mặt hàng tiêu dùng Việt Nam như đồ gỗ hay giày dép phải có thiết kế mỹ thuật cao cấp kiểu Ý, Pháp...


2/ Đối tác: Kiên nhẫn tìm cho được một đối tác lớn mạnh, tin cậy và thân tình. Không mấy doanh nhân nước ngoài có thể vận hành tốt hệ thống tiếp thị và cung cứng trong một thị trường phức tạp như Trung Quốc. Cũng cần tạo dựng những quan hệ lâu dài với doanh nhân và quan chức, từ trung ương đến địa phương.


3/ Thị trường: Nhắm vào thị trường trung lưu và trẻ trung. Ít doanh nghiệp Việt có bề sâu về quản trị và thương hiệu như Âu Mỹ để xâm nhập hữu hiệu vào thị trường thượng lưu. Còn thị trường rẻ tiền thì nên chào thua trước vì doanh nghiệp Trung Quốc đã làm bá chủ. Ngành nghề tiềm năng là quán ăn Việt, hàng hóa đặc thù Việt, công nghệ cao kết hợp với giải pháp đặc biệt cho Á Châu...


4/ Chiến lược: Suy nghĩ dài hạn và độc đáo. Có thể bạn phải vấp ngã nhiều lần trước khi tìm được mô hình kinh doanh hiệu quả. Sử dụng tối đa nhân viên và tư vấn Trung Quốc để hòa đồng vào môi trường và phong cách. Tìm hiểu con người và văn hóa Trung Quốc để biết thế mạnh yếu của doanh nghiệp mình.


Về đạo đức kinh doanh


Phần lớn những doanh gia thành công ở các thị trường mới nổi cho rằng việc kiếm tiền cho doanh nghiệp là một hoạt động hoàn toàn về kinh tế, không liên quan gì đến đạo đức xã hội hay tôn giáo, triết lý. Họ thường bào chữa cho các hành xử sai trái trong công việc quản trị hằng ngày bằng một lời phán, “ai cũng làm như thế cả”.


Người Mỹ có câu nói là khi con cá sấu gần táp vào quần của bạn thì bạn khó mà nhớ được mục đích ban đầu của bạn là khai thông dòng suối. Đây cũng có thể chỉ là một cách để thoái thác trách nhiệm để tăng lợi nhuận cho cá nhân và bảo vệ tiếng tăm cho phe nhóm.


Tuy nhiên, để có sự thành công bền vững, doanh nhân và doanh nghiệp cần một nhân cách đạo đức văn hóa làm nền tảng cho mọi phát triển.


Một nghiên cứu của Đại học Harvard năm 1998 cho thấy, 78% công ty bền vững và phát triển nhanh nhất trong 50 năm qua là những doanh nghiệp đặt nặng vấn đề đạo đức và kỷ cương quản trị lên hàng đầu.


Bản nghiên cứu cho thấy đạo đức và kỷ cương đóng góp về lâu dài một niềm tin tốt đẹp từ khách hàng, từ nhân viên, từ đối tác, từ nhà đầu tư, từ cộng đồng… Đây là cách xây dựng thương hiệu hoàn hảo nhất.


Với một thương hiệu tiếng tăm và bền vững, công ty có thể tìm một tỷ lệ lợi nhuận cao hơn các đối thủ cạnh tranh, một thị phần cao hơn của khách hàng trung thành, và kết quả là một thành tựu khả quan hơn về tài chính.


Thiếu đạo đức và kỷ cương quản trị, doanh nghiệp sẽ biến thành một công ty của cơ hội, của chụp giật, của đầu cơ. Mọi thành công sẽ tạm bợ, bạo phát bạo tàn.


Một doanh nghiệp muốn tăng trưởng bền vững phải sẵn sàng trả giá cho hành vi đạo đức của mình.

-------------------------- End Alan Fan 01 ------------------------------


Đơn giản, viết giấy cọc bằng tay hoặc in ra trên mạng. Cụ đặt độ 10 -50tr tùy độ máu, rồi hẹn họ ngày đẹp giời ra phòng công chứng, làm hợp đồng chuyển nhượng, xong thì thanh toán nốt tiền còn lại. Hợp đồng thì ghi giá trị đất rẻ ngang khung giá nhà nước nhé, để khi làm sang tên khỏi bị đắt. Còn làm sang tên thì cụ lên phòng 1 cửa quận làm nhé


không rành thì thuê văn phòng luật sư họ làm dich vụ cụ ạ! không hết bn tiền đâu


Các cụ muốn bán nhà mà không qua môi giới thì chịu khó mất vài củ đăng tin Vip trên các trang rao vặt như: batdongsan.com.vn, alonhadat.com.vn. Nhưng nhớ phải mua 1 sim mới để dùng vào việc này, sau đó bỏ đi vì tin rao sẽ nằm khá lâu trên internet đấy.

https://www.otofun.net/threads/ban-nha-kenh-nao-hieu-qua-cac-cu.1052033/

\Nghề nào cũng cần được tôn trọng, nhưng không phải người nào cũng cần được tôn trọng.

Va chạm với khá nhiều dân môi giới cháu đưa kết luận cá nhân:

Đội làm dự án: đa phần khá ổn.

Đội làm nhà phố: đa phần đòn vọt láo toet.

Do chúng đa phần được ra lò từ những thằng như Tuanbds123 hay Thiên Khôi (cùng kiểu).


Lũ môi giới nhà phố, thổ cư đa số mất dậy vì chiêu trò chúng học từ những thằng mất dậy.

Số đàng hoàng tử tế là quá ít.

- Đăng đừng dùng số phone chính khi đăng trên batdongsan.com hay các trang rao vặt lớn.

- Đăng khắp các nhóm trên facebook dễ kiểm soát khách hơn.

- Đừng đăng địa chỉ, diện tích, đặc điểm đúng 100% sẽ né được cò khá khá.

- Ưu tiên treo biển tại chỗ vì khách có nhu cầu thực đi tìm sẽ dễ gặp, dễ vào việc nhất.

https://www.otofun.net/threads/phi-moi-gioi-nha-tho-cu.1727017/page-2

https://www.otofun.net/threads/top-10-trang-rao-vat-bat-dong-san-uy-tin-nhat-hien-nay.1430163/


Thời nào cũng nên mua nhưng mỗi thời điểm có một loại hình bđs phù hợp.

Như vừa rồi em khuyên ông bác ở Lâm Đồng nhưng ko nghe giờ lại tiếc, cụ thể: ông bác có mấy ha rẫy mặt đường từ Đà Lạt đi Mũi Né ở Ninh Loan, bao năm vừa cafe vừa chuối cả làm lâm tặc cũng chỉ xây dc cái bthu mini 2 tầng thì cơn sốt đất từ đâu đến có đội trả 6 tỷ rồi 8 tỷ xong lên 10 tỷ.

Ông bác có gọi điện nhờ em từ vấn, em chốt là bán, bán ngay, nhận cọc 10-20% cho đặt cọc dài 20-30 ngày hết thời hạn ko cho xin cọc làm hợp đồng cọc chặt chẽ tránh bị cài. Kể cả ngta sang tay có lãi cũng chấp nhận. Ông trồng cafe nửa đời người còn chả để ra dc 1 tỷ.

Bán dc ko đầu tư sản xuất gì hết, đem xuống nhatrang mua cái nhà nào có nhiều phòng tí, cho thuê đủ để 2 ông bà sinh hoạt thôi cũng được. Sau 2 năm 3 năm hết dịch kiểu gì nhatrang cũng sốt, lúc ý bán đất nhatrang lên mua lại rẫy cafe kia có khi dư ra nửa tiền.

Gia đình bàn bạc thế nào quyết tâm ko bán, dc tầm hơn tháng dân môi giới, đầu tư đi hết cả nhà lại trồng cafe với nhau

https://www.otofun.net/threads/nen-hay-khong-nen-mua-bat-dong-san-trong-song-covid-nay.1777570/

Đất nóng hổi vừa thổi vừa mua cụ ah

Như viên than hồng cắn răng mà nắm 

-----------------------------

tài gì cụ, e kẹp đầy trên Hòa Lạc, mua 6.5 khách trả hồi tháng 4 giá 10 e cũng k bán, e cũng nhiều vụ cay đắng lắm cụ , mua phải qui hoạch, mua bị chài lừa cọc đủ cả. Mảnh e mua ở Qui nhơn PK4 giờ còn chả biết giá bn, sổ đỏ em vẫn đang để chỗ cđt chưa vào lấy, chắc là lỗ chứ lãi gì

Còn mảnh Huế có hơn 500m, e thấy đất quốc lộ 49B huyết mạch thế mà giá có hơn 4tr nên ban đầu định mua mảnh sau lại mua liền mấy mảnh, sau nữa ku địa chính gọi vào lấy thêm thì dịch, với lười đi lại

Giờ thì nằm im cụ ạ, e nghĩ là giờ bds đế cuối năm vẫn còn 1 nhịp nữa trước khi gục hẳn, nên kệ thôi, giờ cụ nào vay bank thì chắc sốt ruột lắm

----------------------

Cũng chả biết thế nào cụ ah. Em về quê cả làng ngả mũ nhìn về giỏi kinh doanh buôn bất động sản trên mọi miền tổ quốc từ nam ra bắc. Ông chú ruột có mảnh vườn hơn 800m2 bao lần nhăm nhe định bán có 3tr/m2 rồi vài năm sau lại tăng lên 3,6tr mà chả có ai mua, em khuyên giữ lại vì cũng rẻ.


Thế quái nào cuối năm ngoái có thằng dở hơi nó trả 5,5tr/m2, ông chú nghĩ ngay đến em gọi về quê gấp có chút việc. Em vội phi về thì thấy ông chú mổ con chó chiêu đãi thằng cháu rồi hỏi chuyện đất cát abc, chú chốt bán 5,5tr nhưng hỏi cháu trước khi quyết định. Em bảo thế chú cứ đòi 7tr xem sao rồi giảm dần xuống là vừa. Nghe theo em và hẹn khách gặp cả em để em chém, đò đưa các kiểu cuối cùng khách chốt 6,35tr/m2.


Ông chú em như bắt được vàng, vì nhờ có em đò đưa phân tích và chém gió mà có thêm gần tỷ. Tưởng ngon nào ngờ qua tết được hơn tháng thằng mua nó lại bán cmn cho người khác được 8,5tr/m2.


Mệ thế là em đang từ trên trời rơi cmn xuống hố, giờ về quê trong mắt mọi người lever của em giảm đi vài bậc, em cảm nhận được rõ là vậy :))

............

cụ nhầm rồi

năm 2008 thằng bạn khác của em bán cả vàng cưới vay mượn khắp nơi , đến chiếc xe máy cũng bán nốt để vào phú quốc mua đất, mua xong để đấy , chấp nhận đi làm thuê ở công trình xa để sống qua ngày, vài năm sau bán đi chốt lời được hàng trăm tỷ thế là nghỉ hưu non luôn.

Em thì ko được lộc như bạn em nhưng 2 năm covid vừa qua cũng nhân 2 lần tài sản nhờ mua đất ở các huyện ngoại thành khu vực vành đai 4: giá tăng 3 lần so với thời điểm cuối 2018 đầu 2019.

Tuy vậy vẫn ko là gì so với thằng bạn đầu tiên mà em kể, mẹ nó chơi với mẹ em, lần trước qua nhà mẹ nó thấy nhà mẹ em vẫn còn dùng cái nồi áp suất liên xô cũ, mẹ nó cười vui bảo là hồi đó cái nồi này giá còn đắt hơn mảnh đất ở cầu diễn của nhà nó, nghe xong ko biết cụ nhà em có tiếc đứt ruột ko


.................

Dạ, em vừa hỏi bà hàng nước thì bà ấy bẩu thế này: Ở bển, dân tụi nó tuyền thuê apartments có hầm oto, có phòng gym và full dịch vụ đi kèm (chủ yếu thuê từ công ty quản lý). Nhà dưới đất mà trong ngõ 2 ô tô không tránh được nhau thì để mãi hổng ai thuê. Thuê thì rẻ bằng bèo hoa dâu, bán thì khó. Đau hơn nữa là tiền NUÔI một cái nhà ở bển mắc lắm, để không vẫn phải trả thuế đất, tiền bảo hiểm cháy, tiền bảo hiểm xây dựng... Bà ý nhấn mạnh chữ "nuôi" nên iem viết hoa. Cụ nào đã mua nhà ở bển rồi vào xác nhận giúp iem (Trước khi về quê mẹ làm ăn iem cũng có một cái nhà to tổ chảng ở bển. To nhưng nhà cũ nên mua rẻ lắm. Về 2 năm iem bán vội vì không chịu nổi tiền nuôi cái nhà đó, trừ tiên môi giới iem lỗ thảm). Cụ nào bây giờ găm nhà mặt phố thì thôi tương lai sướng iem không dám bàn. Còn thổ cư ngõ 4-5 m, nhất là trong thôn xóm ngoại ô thì,... ke ke. Bên Trung Quốc iem còn nghe nói là nó xóa sổ gần hết các kiểu nhà thổ cư trong ngõ một số năm nay rồi (trừ mạn phố cổ được bảo tồn). Iem chỉ bẩu là gần hết thôi nhá, chưa hết hẳn, hai năm trước em sang ở đôi tháng vẫn thấy mấy ngõ nhỏ, hi hi

.................

Cháu từng cơ cấu hơn 1 năm vay trung hạn đây, ghi rõ là cơ cấu đến sau khi công bố hết dịch 2 tháng nhé. (khoản lãi cơ cấu trả dần trong 4 năm và tăng dần). Song lãi không giảm mà còn bị tăng thành 11,5% (các món ko cơ cấu đều giảm). Điên tiết quá chịu phạt chuyển ngân hàng. Vay có 8% (sắp tới khả năng điều chỉnh xuống 7,5). Với những tài sản thế chấp ít xèng thì vẫn là con gà đẻ trứng vàng cho nn (mỗi tội trứng nợ).

việc cơ cấu làm tăng chi phí vay nhưng lại giảm áp lực thanh lý tài sản. Thế nên tài sản phát mại sẽ là hiếm.

Việc cơ cấu còn khốn nạn 1 cái nữa là như cái dây buộc khách hàng với ngân hàng, có tên ds cơ cấu ko vay đc nữa (cực kỳ khó chuyển ngân hàng) .

Đầu tiên cháu cũng nghĩ là “được” cơ cấu, sau này mới biết đây là cái bẫy, nn xẻ thịt mình nhiều hơn ăn dần. Khác méo gì xẻo thịt thằng chết rồi để nuôi thằng sống.

Việc ngân hàng cơ cấu món nợ + hạ lãi suất tiền vay, tiền gửi + thêm các gói kích cầu kinh tế sau dịch + cầu tăng đột biến cháu nghĩ sẽ dẫn đến là các loại tài sản khả năng sẽ tăng giá chứ ko chỉ mỗi đất đai. Tức đất đai tăng (hoặc ko giảm) là do …lạm phát. Thời điểm này coa xèng nên tìm nơi cất giữ an toàn. Cứ mua vàng rồi đợi kiếm đc mảnh nào ấy thực sự ngon thì mua luôn (với mục đích cất xèng chứ ko phải đầu tư—> vay thì thôi, đừng cố), chứ chả may giống bên Úc (hoặc các nc phương tây khác), bđs bùng nổ thì lại khó mua đất đấy cụ ạ. Rồi ối người (khả năng có cả cháu) lại ngồi tiếc hùi hụi.

Cháu làm du lịch nên cũng rất khó khăn, tưởng đâu mọi người hết xèng giống mình. Ấy thế mà đăng bán ks 37 tỉ, chưa đầy 5 ngày đã 6 cụ báo chốt phát sẵn xèng luôn, vướng dịch nên ko xuống đc (cộng với rất nhiều cụ quan tâm), đấy là mỗi of thôi ấy nhé. chưa kể mụ vợ thấy cháu đăng thì xót của, mang ts cho đội bđs đăng 39 tỉ. 3 ngày mà thêm 4 ông sẵn xèng luôn liên hệ.(nhưng cũng chưa xuống xem đc)

Chứng tỏ, vẫn còn đầy người có xèng, và tiền này từ đâu???cháu nghĩ vừa rồi đất, trứng…rất nhiều người mất tiền, như vậy tiền đi đâu??bị cháy à? Khả năng lại vào tay nhóm người đang phát sinh như cầu tích trữ. Mà tích trữ vào đất (thì chắc chắn ko mất, tiền thừa mà, lãi bán ko thì để đó), vớ vẩn nửa năm nữa lại gấp rưỡi ko chừng.

“Thông tư 01 và 03 của NHNN đã chỉ đạo việc cơ cấu cho KH, chỉ cơ cấu những ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh, thời gian cơ cấu tối đa đến 31/12/2021”—> lại gia hạn thôi.

..............


https://luatvietnam.vn/dat-dai-nha-o/hang-xom-khong-ky-giap-ranh-567-27733-article.html

Comments

Popular posts from this blog

Notes on gender selection

http://hotrosinhsanbenhvienbuudien.com.vn/tin-tuc/chuyen-phoi-ngay-2-hay-phoi-ngay-5-thi-tot-hon/ http://hotrosinhsanbenhvienbuudien.com.vn/blog-cua-chuyen-gia/ho-tro-kinh-phi-lam-ivf-nam-2019/